Không giống phần lớn các loại nhạc cụ khác, nguyên vật liệu chính để sản xuất ra đàn piano là gỗ và dạ (nỉ): (Gỗ thịt để sản xuất đàn piano cổ, và Gỗ công nghiệp để sản xuất những dòng đàn piano hiện đại).
Do đó, đàn piano là một nhạc cụ rất nhạy cảm với thời tiết, vì vậy, để chất lượng đàn luôn được đảm bảo, đàn Piano phải được thực hiện chế độ bảo dưỡng và bảo quản theo một quy trình nhất định.
– Lên dây: theo thời gian và tuỳ từng người chơi, Piano sẽ có độ chùng dây tự nhiên.
▪ Đối với các loại đàn, các hãng sản xuất khuyến khích lên dây ít nhất là 2 lần trong một năm vì đây là thời gian các bộ phận của đàn thay đổi thường xuyên để thích nghi với môi trường khí hậu bên ngoài.
▪ Từ năm thứ hai trở đi, sau khi đã đạt được độ ổn định tương đối, Piano cần được lên dây ít nhất 1 lần trong năm. Và mật độ lên dây này có thể kéo dài cho đến khi đàn ổn định về máy móc và âm thanh. Sau thời gian này, tuỳ theo nhu cầu chơi đàn của mình mà bạn có thể nhờ kỹ thuật viên lên dây lại khi đàn có sai lệch.
Cân chỉnh máy: là phần việc cân chỉnh toàn hoạt động của máy đàn, bàn phím và hệ thống pedal. Cân chỉnh máy nhằm tạo sự đồng đều và chính xác giúp người chơi có thể xử lý chính xác kỹ thuật cơ bản cũng như nâng cao tùy theo trình độ người chơi. Đồng thời việc cân chỉnh định kỳ cũng giúp cho Piano duy trì độ bền trong suốt quá trình sử sụng cũng như sớm phát hiện những sự cố, hỏng hóc nhằm xử lý kịp thời.
– Làm vệ sinh và kiểm tra thường kỳ: người sử dụng thường không trang bị đầy đủ những kiến thức về sử dụng và bảo quản đàn nên đôi khi làm giảm độ bền âm thanh và máy móc của đàn. Vì vậy,người kỹ thuật viên phải có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và vệ sinh tổng thể đàn hạn chế những hư hỏng kéo dài dẫn đến tình trạng quá nặng nề, không thể phục hồi, sửa chữa.
Sản phẩm piano được ưa chuộng trên thị trường: piano yamaha u1h.
(st)