U40 học nhạc có được không? Học nhạc bao nhiêu tuổi là quá muộn,… rất nhiều người muốn học nhạc nhưng lại đặt ra những rào cản cho mình, còn bạn thì sao? Bạn có biết nên hay không nên học nhạc ở người lớn tuổi?
Âm nhạc có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ, cho kết quả học tập, làm việc của thanh niên, là sức khoẻ cho người lớn tuổi, … và học sử dụng một loại nhạc cụ là con đường vận động nhanh chóng kết nối giữa bạn và âm nhạc.
Nhiều nhà khoa học, nhiều bài viết khuyên và khuyến khích học nhạc ở độ tuổi nào? Học loại nhạc cụ nào ở giai đoạn lứa tuổi nào là phù hợp, chứ không hề giới hạn độ tuổi học nhạc. Mỗi tính cách, mỗi cá thể có sự tiếp xúc và cảm nhận khác nhau, nên con đường ranh giới này không có dấu mốc.
Việc học bất kì kinh nghiệm, kiến thức nào cũng được tiến hành cả đời, việc học nhạc cũng không ngoại lệ. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau giải quyết vấn đề “Người lớn tuổi đi học nhạc có được không?” của nhiều phụ huynh ngại ngùng, trò chuyện, chia sẻ, đặt vấn đề như:
– U40 học nhạc có được không?
– Học nhạc ở người lớn tuổi có là quá muộn?
Vậy hãy cùng nhau tham khảo các lí do sau:
1. Đồng hành cùng trẻ
– Một trong những phương pháp dạy trẻ tốt nhất là đồng hành cùng trẻ. Học nhạc cũng vậy, đối với trẻ có năng khiếu, sở thích thì việc đồng hành không chỉ mang lại niềm vui, mà kể cả phụ huynh cũng hưởng được những kích thích từ trẻ. Ngược lại, trẻ chỉ học nhạc cụ như là một bộ môn giải trí thì phụ huynh hơn ai hết, sẽ là nguyên nhân, động lực để trẻ vui thú trong việc học nhạc, là đối tượng áp dụng phương thức vừa học vừa chơi để giúp trẻ vượt qua giai đoạn bỡ ngỡ ban đầu.
– Phụ huynh cũng không nhất thiết phải là người chơi nhạc chuyên nghiệp hay nghiệp dư thì mới có thể chỉ dẫn hoặc giáo dục con mình phát triển tiềm năng âm nhạc. Thử nghĩ xem, khi bạn dạy một em bé tập nói, bạn không cần phải là nhà ngôn ngữ; khi dạy trẻ tiểu học viết văn, bạn không cần phải là nhà văn; dạy trẻ cộng trừ nhân chia, bạn càng chẳng phải là nhà toán học. Vì vậy thì vì sao khi chúng ta định dạy trẻ nhỏ về âm nhạc, lại lo sợ mình không có năng lực? Chỉ cần đồng hành cùng trẻ là đủ.
2. Nỗi sợ mang tên “ngại”
– Nhiều cá nhân, phụ huynh không phải vì tài chính, kinh tế mà vì:
+ Học với ai? Với trẻ nhỏ hay với người cùng tuổi mình? Có bao nhiêu người học bằng tuổi mình?
+ Học có lại những người xung quanh? Lớn tuổi học chậm có “kì” không?
+ Lớn tuổi, các kỹ năng chậm chạp, tay cứng có học nhạc được không?
+ Lớn tuổi, học chậm, học đến khi nào mới biết chơi nhạc được?
– Và rất nhiều lí do khác để dẫn tới việc bỏ cuộc trước khi bắt đầu. Chính vì thế, để bắt đầu học nhạc, trước tiên chúng ta phải giải quyết vấn đề vượt qua những mối lo ngại, vượt qua bản thân để hoà mình vào sở thích, niềm đam mê của mình!
Người lớn tuổi học đàn piano có được không?
3. “Không bao giờ quá muộn để bắt đầu”
– Triết lý này dường như được áp dụng đặt biệt đối với việc học nhạc. Trong khi trẻ dễ dàng tiếp thu, thì người lớn có kinh nghiệm trong kế hoạch học tập logic và sự kiền trì bền bĩ, mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, thay vì có những mối lo ngại làm giảm niềm đam mê, hãy lên kế hoạch ngay cho cá nhân của bạn, hoặc cho bạn và con bạn có những giây phút vui cùng âm nhạc.
– Và hãy tham khảo thêm những ý kiến được liệt kê dưới đây về những lợi thế của người lớn đi học nhạc so với trẻ nhỏ
+ Người lớn có sự tập trung và tính kỷ luật cao: trong khi trẻ nhỏ học nhạc vì niềm vui thích, năng khiếu hay sự ép buộc của phụ huynh thì người lớn có mục tiêu rõ ràng và sự phấn đấu có kế hoạch, tập trung cao
+ Mục tiêu rõ ràng, sở thích cụ thể: Trong khi trẻ học nhạc dựa trên sự vui chơi, hoặc bị “ép” dưới sự tinh vi của phụ huynh thì cá nhân người lớn đã yêu thích việc chơi nhạc, và không có động lực nào to lớn hơn việc được làm điều mình thích
+ Người lớn có kiến thức, nhận biết những điều phức tạp nhanh hơn trẻ nhỏ. Trong khi người lớn có kinh nghiệm trong các giai điệu trong âm nhạc, có thể nhận biết được những khái niệm trừu tượng, có thể vận dụng các quy luật linh hoạt.
+ Nhận thức được những lợi ích từ việc học nhạc khiến cho người lớn dồn tâm sức để đạt được những lợi ích mang lại như: giải trí tinh thần, rèn luyện trí não, …
4. Lời kết
– Tổng hợp những ý kiến trên, để thấy rằng, học bất kỳ loại nhạc cụ nào đối với người lớn tuổi đều không thành vấn đề. Người lớn có sự chuẩn bị về tri thức, kinh nghiệm và quan trọng là bạn có vượt qua được nỗi “ngại” bản thân hay không?
– Và nếu bạn thật sự yêu thích và muốn chơi một loại nhạc cụ nào đó, thì không có lí do gì có thể ngăn cản bạn thực hiện.
(st)