Với các hợp âm Ukulele cơ bản thì những bạn mới học Ukulele có thể tự sướng cùng hàng trăm bản nhạc. Hãy tập luyện để trở thành tài năng Ukulele nhé!
Đàn Ukulele là một nhạc cụ nếu thoáng qua nhìn thì giống như những chiếc đàn guitar nhỏ. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ thì bạn sẽ nhận thấy những điểm khác nhau trên đàn Ukulele và Guitar. Đàn guitar có 6 dây và trên đàn Ukulele chỉ có 4 dây. Chính vì vậy cách bấm các hợp âm Ukulele cũng khác với những hợp âm trên đàn guitar rất nhiều.
1.Hợp âm Ukulele là gì?
Hợp âm là tập hợp những âm thanh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Trong một bài nhạc, hợp âm được biết đến như một màu sắc hay một gia vị giúp bài nhạc thêm bay bổng mang chất riêng và các hợp âm trong các biến thể khác nhau đã được xây dựng bởi các chuyên gia âm nhạc nhằm đáp ứng nhu cầu chung cho việc hấp dẫn bản nhạc đó. Hợp âm và những điệu nhạc là những yếu tố chính trong việc đệm hát.
2. Các hợp âm Ukulele cơ bản
Theo cấu trúc đàn Ukulele có 4 dây và được ký hiệu theo G,C,E,A (Sol, Đồ, Mi, Lá) từ trên xuống dưới và bạn dùng 4 ngón tay: ngón trỏ (1), ngón giữa (2), ngón áp út (3) và ngón út (4) để gảy nốt.
Có rất nhiều hợp âm, nhưng bài viết hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 3 loại hợp âm Ukulele cơ bản.
a. Hợp âm trường: được ký hiệu bằng những chữ cái C D E F G A B tương ứng Đồ Rê Mi Fa Sol La Si và khi bạn đọc thì nên đọc là Đô trưởng, Rê trưởng,… nhé!
Cách bấm nốt A (La trưởng): ngón trỏ của bạn bấm lên dây số 3 của phím đàn thứ 1, ngón giữa bấm lên dây số 4 của phím đàn thứ 2.
Trong loại hợp âm trưởng thì nốt B (Si trưởng) khó bấm nhất cho những người mới học đàn Ukulele. Khi chơi hợp âm B bạn phải sử dụng một hợp âm Barre (dùng 1 ngón tay bấm trên nhiều dây) Dùng ngón tay trỏ (1) áp thẳng xuống đè lên 2 dây 1 và 2 trên phím đàn thứ 2. Ngón giữa (2) bấm lên dây số 3 trên phím đàn thứ 3 và ngón áp út bấm lên dây thứ 4 của phím đàn thứ 4.
Hợp âm C (đô trưởng) là hợp âm có cách bấm đơn giản trong 7 âm trưởng. Bạn dùng ngón áp út (3) bấm lên dây thứ 1 trên phím đàn thứ 3.
Hợp âm D (Rê trưởng): Bạn dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây thứ 4, ngón giữa (2) lên dây thứ 3 và ngón áp út (3) lên dây số 2, tất cả đều được bấm trên phím đàn 2.
Nốt (E) Mi trưởng: Cách bấm nốt này cũng không quá khó, tuy nhiên vị trí các phím đàn xa có thể làm cho các ngón tay của bạn bị căng cơ. Dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây số 4 của phím đàn thứ 1. Ngón giữa (2) bấm lên dây thứ 1 của phím đàn thứ 2 và ngón áp út (3) bấm lên dây thứ 3 của phím đàn thứ 4.
Nốt (F) Fa trưởng: Khá đơn giản chỉ dùng 2 ngón để bấm nốt này. Dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây thứ 2 của phím đàn thứ 1 và ngón giữa lên dây thứ 4 của phím đàn số 2.
Nốt (G) Sol trưởng: Dùng ngón trỏ (1) và ngón giữa (2) bấm lên dây thứ 3 và thứ 1 trên phím đàn thứ 2 và dùng ngón áp út (3) lên dây thứ 2 của phím đàn thứ 3.
b. Hợp âm thứ (m): được ký hiệu bằng những chữ cái In Hoa và có nhữ m nhỏ nằm bên phải : Cm Dm Em Fm Gm Am Bm và bạn cũng đọc là Đô thứ, Rê Thứ,…Si thứ.
Sau khi bạn tập luyện cách bấm các hợp âm trưởng thì bạn bắt đầu làm quen với các hợp âm thứ. Nếu như bạn đã biết cách bấm hợp âm trưởng thì tôi tin thời gian bạn tập luyện để bấm các hợp âm thử sẽ được rút ngắn lại.
Hợp âm Am (La thứ): rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một ngón tay giữa (2) bấm lên giây thứ 4 của phím đàn thứ 2.
Hợp âm Bm (Si thứ): cũng là một hợp âm Barre, bạn dùng ngón trỏ (1) đè lên 3 dây 1, 2, 3 của phím thứ 2 và ngón áp út (3) bấm lên giây thứ 4 trên phím thứ 4.
Hợp âm Cm (Đô thứ): dùng ngón giữa (2), ngón áp út (3) và ngón út (4) bấm lên giây 3, 2, 1 của phím đàn thứ 3.
Hợp âm Dm (Rê thứ): cách bấm không khó lắm. Bạn dùng ngón giữa (2), ngón áp út (3) bấm lên dây số 4 và số 3 của phím đàn thứ 2 và ngón tay trỏ (1) bấm lên dây thứ 2 của phím đàn thứ 1.
Nốt Em (Mi thứ) : Dùng ngón trỏ (1), ngón giữa (2) ngón áp út (3) bấm lên dây thứ 1, 2, 3 lần lượt các phím đàn 2, 3, 4.
Nốt Fm (Fa thứ): Dùng ngón trỏ (1) và ngón giữa (2) bấm lên dây thứ 4 và thứ 2 của phím đàn thứ 1. Ngón út (4) bấm lên dây thứ 1 của phím đàn thứ 3.
Nốt Gm (Sol thứ): Bạn dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây thứ 1 của phím đàn thứ 1, ngón giữa (2) bấm lên dây thứ 3 của phím đàn thứ 2 và ngón áp út bấm vào dây thứ 2 của phím đàn thứ 3.
c. Hợp âm 7: được ký hiệu bằng những chữ cái In Hoa và có số 7 bên phải : C7 D7 E7 F7 G7 A7 B7 và bạn đọc là âm Đô bảy, Rê bảy,… Si bảy.
Hợp âm 7 giúp bản nhạc của bạn có hồn và nó thường được dùng phổ biến trong nhạc Jazz, nhạc Blues.
Nốt A7 (La bảy): rất đơn giản bạn dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây thứ 3 trên phím đàn thứ 1.
Nốt B7 ( Si bảy): thuộc 1 hợp âm Barre. Bạn dùng ngón trỏ (1) bấm đè từ dây thứ 1 đến dây thứ 4 trên phím đàn thứ 2 và ngón giữa (2) bấm lên dây thứ 3 của phím đàn thứ 3.
Nốt C7 (Đô bảy): Không thể dễ dàng hơn, bạn chỉ dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây thứ 1 của phím đàn thứ 1.
Nốt D7 (Re bảy): Cũng là một nốt hợp âm Barre. Dùng ngón trỏ (1) đè từ dây thứ 2 đến dây 4 của phím đàn thứ 2 và ngón giữa (2) bấm lên dây thứ 1 của phím đàn thứ 3.
Nốt E7 (Mi bảy): nốt này phải dùng 3 ngón. Bạn dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây thứ 4 của phím đàn thứ 1 và ngón giữa (2), ngón áp út (3) bấm lần lượt lên dây thứ 3 và thứ 1 của phím nhạc thứ 2.
Nốt F7 (Fa bảy): Bạn dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây thứ 2 của phím đàn thứ nhất, ngón giữa (2) lên dây thứ 4 của phím đàn thứ 2 và ngón áp út (3) lên giấy thứ 3 của phím đàn thứ 3.
Nốt G7 (Sol bảy): cũng không khó lắm. Bạn dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây thứ 2 của phím đàn thứ 1 và ngón giữa (2) và ngón áp út (3) lên dây thứ 3 và thứ 1 của phím đàn thứ 2.
3. Những điểm cần lưu ý khi bấm các hợp âm Ukulele
– Những bạn mới học đàn Ukulele khi tập bấm hợp âm sẽ luôn đối mặt với vấn đề như đau tay và âm thanh hay bị rè điều này sẽ làm bạn nản chí, bỏ tập. Bạn nên nhớ rằng tất cả ai khi mới học đàn Ukulele cũng đều phải gặp vấn đề này. Bạn hãy cố gắng tập luyện trong vòng 3-4 ngày và bạn sẽ quen được điều này.
– Các ngón tay khi bấm hợp âm cần phải vuông góc với cần đàn, không được bấm thẳng ngón tay nó sẽ bị tịt âm.
– Đừng vội vàng và ép bản thân phải bấm tất cả các hợp âm trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm ngón tay của bạn đau rát cũng như sẽ làm bạn dễ lẫn lộn từ nốt này qua nốt khác. Bạn nên phân chia thời gian tập nốt hợp lý, học xong nốt này rồi đến nốt kia.
Chúc bạn nhanh chóng bấm được các hợp âm Ukulele trong một thời gian ngắn nhất!